MỤN CỨNG Ở VÙNG KÍN: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Vùng kín nổi cục cứng là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ có thể gặp phải. Điều này không chỉ gây lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng VZONE tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

Vùng kín nổi mụn cứng là như thế nào?

Vùng kín nổi mụn cứng, hay còn gọi là nổi hạch, là một phản ứng của cơ thể trước khi có vết thương hoặc viêm nhiễm ở vùng kín. Trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc chán ăn.

Ngoài ra, vùng kín nổi cục cứng đau cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ác tính trong cơ thể. Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới có thể xuất hiện ở cả hai bên hoặc chỉ một bên, các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Một số nguyên nhân dẫn đến vùng kín nổi mụn cứng 

Khi vùng kín xuất hiện các nốt mụn cứng hoặc mụn thịt, có thể gây ngứa, gây đau hoặc không đau không ngứa. Các nốt mụn có thể mọc thành cụm hoặc mọc đơn lẻ thì tuyệt đối bạn không nên chủ quan bởi đó chính là dấu hiệu cảnh báo chị em có thể đã mắc phải các bệnh lý:

1. Vùng kín bị nổi mụn cứng do u nang âm đạo

U nang âm đạo là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín nổi mụn cứng. Khối u nang ở âm đạo thường hình thành sau quá trình sinh nở hoặc chấn thương vùng kín. Nổi mụn cứng ở vùng kín thường có kích thước bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn.

U nang âm đạo không gây đau tuy nhiên có thể gây khó chịu khi quan hệ tình dục. Ở một số trường hợp, bạn sẽ cần dẫn lưu hoặc phẫu thuật để có thể cắt bỏ những u nang này.

2. Nổi mụn cứng ở vùng kín do viêm âm đạo

Thiếu vệ sinh vùng kín hay vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nhiễm âm đạo. Khi gặp phải bệnh này, bạn sẽ gặp các dấu hiệu như ngứa ngáy vùng kín, dịch âm đạo có mùi hôi thối khó chịu, ngoài ra còn có thể xuất hiện các nốt mụn cứng ở vùng kín và tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

3. Vùng kín nổi mụn do viêm nang lông

Viêm nang lông vùng kín có các biểu hiện đặc trưng là những nốt mụn nhỏ sưng đỏ. Đôi khi những nốt mụn này sẽ gây đau đớn do vi khuẩn tấn công vào nang lông gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do cạo hoặc tẩy lông vùng kín, lông mọc ngược, thường xuyên mặc quần bó sát hay vệ sinh vùng kín không đúng cách trong thời gian dài.

4. Vùng kín nổi mụn cứng do mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra khi có quan hệ không an toàn với người mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh thường khá dài và gây khó khăn trong việc nhận biết sớm. Bệnh thường biểu hiện qua các mụn cứng dưới da, có vẻ sần sùi, màu hồng và thường mọc thành cụm. Mụn cóc thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người mắc phải.

5. Nổi mụn cứng ở vùng kín do hoạt động của tuyến bã nhờn

Nổi mụn cứng ở mép vùng kín có thể xuất phát từ hoạt động của tuyến bã nhờn. Cụ thể, hoạt động này làm xuất hiện những nốt sần nhỏ bên trong âm hộ vào giai đoạn tuổi dậy thì và sau đó tăng lên trong quá trình bạn già đi. Hơn nữa, hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những cục u nổi ở mép vùng kín.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, vùng kín nổi mụn cứng cũng có thể do các thói quen có hại trong sinh hoạt hàng ngày như: mặc đồ lót quá chật, vùng kín luôn ẩm ướt, dị ứng với xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh,…

Để có thể biết chính xác bị nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới do đâu thì nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Cách phòng ngừa tình trạng vùng kín nổi mụn cứng

Để có thể phòng tránh tình trạng nổi mụn cứng ở mép vùng kín hoặc hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra an toàn, chị em nên tham khảo một số điều cần chú ý dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách từ trước ra sau và lưu ý không làm ngược lại, dùng khăn mềm thấm khô nước trước khi mặc quần áo, đây là cách giúp loại bỏ các khối u nang âm đạo, âm hộ cũng như phòng ngừa được các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
  • Chọn quần lót với chất liệu cotton tự nhiên, phù hợp để giữ cho vùng kín luôn thoáng mát. Ngoài ra, chị em cần thay đồ lót định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ lần.
  • Hạn chế mặc đồ bó sát, chật chội và ẩm ướt, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và tạo mùi hôi vùng kín.
  • Quan hệ tình dục an toàn là nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ của cả hai trước và sau khi quan hệ tình dục, dùng bao cao su để giúp hạn chế lây nhiễm bệnh
  • Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh bằng cách ăn nhiều qua quả, rau xanh và tránh các chất kích thích, chất có cồn, hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, kiểm tra phụ khoa thường xuyên.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao và đi kiểm tra phụ khoa thường xuyên.
  • Khi phát hiện và trong quá trình điều trị bệnh, nên ngừng quan hệ tình dục, đồng thời cả người nhiễm bệnh và bạn tình cùng kiểm tra và điều trị.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về về tình trạng vùng kín nổi mụn kín. Từ đó chủ động xử lý và chăm sóc sức khỏe vùng kín của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn bài viết tham khảo: Pharmacity)